Mẹo ôn thi IELTS Listening và IELTS Speaking hiệu quả

Bạn muốn tự tin vượt qua phần thi IELTS Listening và IELTS Speaking? Hãy khám phá ngay những mẹo ôn thi hiệu quả, tận dụng các chiến lược đặc biệt, kỹ thuật luyện nghe và giao tiếp hiệu quả mà Thinker English nhắc đến trong bài viết này để chuẩn bị “chinh thiến” nhé.

1. Khó khăn, sai lầm thường gặp khi ôn thi IELTS Listening và IELTS Speaking

1.1 Đối với IELTS Listening
  • Vốn từ vựng không phong phú: Đây là vấn đề thường thấy ở các bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hay mới bắt đầu luyện nghe IELTS và trình độ tiếng Anh chưa cao. Hầu hết các bạn không biết cách diễn đạt của người bản ngữ và nhiều từ vựng học thuật ở section 3 và section 4, từ đó dẫn đến việc các bạn không thể hiểu được nội dung bài nghe.
  • Phát âm chưa chuẩn: Cũng là một từ vựng nhưng việc bạn phát âm sai sẽ ảnh hưởng đến việc bạn không nghe tốt, bạn có thể biết từ đó nhưng khi nghe bạn lại nghĩ nó là cách đọc của một từ hoàn toàn khác.
  • Không theo kịp tốc độ bài nghe: Việc bạn có vốn từ vựng phong phú và nền tảng phát âm chuẩn chưa chắc rằng bạn có thể theo kịp nội dung bài đọc. Do vậy, luyện nghe thường xuyên là điều rất cần thiết nếu bạn muốn khắc phục vấn đề này.
1.2 Đối với IELTS Speaking

Dưới đây là một số lỗi phổ biến các bạn hay gặp phải trong IELTS Speaking, nó khiến band điểm bạn nhận được thấp hơn mong đợi. Cùng Thinker English liệt kê một số lỗi cần lưu ý để tránh mất điểm “oan” trong phần thi IELTS Speaking.

  • Im lặng khi gặp câu hỏi khó: Thông thường, các câu hỏi khó trong phần thi IELTS Speaking Part 3 khiến bạn ngập ngừng và không biết trả lời như thế nào.
  • Lặp lại cấu trúc khi nói: Khi thực hiện bài thi, một số bạn cảm thấy lo lắng, không làm chủ được các suy nghĩ trong đầu và dễ mắc phải lỗi sử dụng một cấu trúc câu quá nhiều lần.
  • Lặp lại từ vựng quá nhiều lần: Đây là một sai lầm khiến bạn mắc phải tiêu chí Lexical Resource trong các tiêu chí đánh giá kỹ năng Speaking của bạn.
  • Không lưu loát và mạch lạc: Trong một số trường hợp, bạn bí ý tưởng và thông tin để trả lời và dẫn đến tình huống “à” “ừm” v.v…
  • Nói quá nhanh hoặc quá chậm: Hầu hết chúng ta lầm tưởng rằng nếu thực hiện bài IELTS Speaking càng nhanh thì sẽ càng thể hiện trình độ, khả năng ngôn ngữ hay sự tự tin của bản thân v.v… Tuy nhiên, nếu bạn nói nhanh nhưng phát âm sai hoặc ngữ điệu không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến phần trả lời của bạn.

Mặc khác, nói quá chậm cũng khiến người nghe cảm thấy buồn ngủ và câu trả lời của bạn cũng giảm đi tính tự nhiên.

2. Mẹo ôn thi và làm bài thi IELTS Listening và IELTS Speaking hiệu quả

2.1 Đối với IELTS Listening

Nguồn luyện thi IELTS Listening rất đa dạng, thậm chí còn phân chia rõ các cấp độ từ dễ đến khó để bạn dễ dàng luyện đề. Dựa vào trình độ của mình, bạn có thể chọn lựa loại sách phù hợp, tránh ôn luyện các đề ở mức độ khó sẽ dễ khiến bạn nản chí.

Nếu các bạn không có nhiều thời gian để luyện nghe IELTS trước khi thi, hãy bắt đầu bằng việc luyện nghe với Section 1 – Phần dễ nhất trong bài thi nghe. Section 1 không có nhiều từ mới và các câu hỏi chủ yếu là tên riêng, số điện thoại, ngày tháng v.v… nên bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn.

Dưới đây là một số cuốn sách bạn có thể tham khảo:

  • Basic IELTS Listening: Đây được coi là cuốn sách cẩm nang nhập môn phù hợp cho những bạn mới bắt đầu luyện thi IELTS và đã có nền tảng kiến thức tiếng Anh cơ bản. Nó còn gợi ý cho các bạn những mẹo học IELTS đơn giản, dễ nhớ và dễ học.
  • Listening for IELTS Collins: Bộ sách này dành cho những bạn có trình độ tiếng Anh từ khá trở lên. Nó tập hợp các chủ đề luyện thi quen thuộc, mỗi chủ đề được chia ra thành 3 đến 4 bài giúp bạn dễ ôn luyện một cách hệ thống hơn. Tác giả của cuốn sách này cũng chia sẻ thêm những bí quyết nhỏ giúp bạn nghe chuẩn xác và hiệu quả nhất.
  • 15 Days’ Practice for IELTS Listening: Nếu bạn đã từng luyện thi IELTS và đạt trình độ từ 5.0 trở lên mà vẫn muốn nâng band điểm của mình thì đây là cuốn sách dành cho bạn. Cuốn sách này chia lộ trình 15 ngày ôn thi vô cùng hiệu quả và khoa học, giúp bạn rút ngắn thời gian nhưng vẫn đạt kết quả như mong đợi.
  • Listening Strategies for the IELTS Test: Cuốn sách này phù hợp với nhiều đối tượng đang luyện thi IELTS Listening vì nó được chia ra các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Với chuỗi bài nghe đi từ cấp độ dễ đến khó, kỹ năng nghe của bạn sẽ ngày càng nâng cao.

Bên cạnh những cuốn sách Thinker English gợi ý, các bạn có thể cải thiện kỹ năng nghe với tần suất thời gian nhiều hơn thông qua các trang Web luyện nghe trực tiếp và miễn phí sau:

  • IELTS Online Test (https://IELTSonlinetests.com/)

IELTS Online Test cung cấp cho bạn nhiều bài luyện nghe với lượng kiến thức khổng lồ, được sắp xếp theo giáo trình Cambridge từ level 1 đến 11. Hơn nữa, các câu hỏi và câu trả lời trong phần luyện nghe được phân chia rõ ràng giúp bạn thích nghi dần với dạng đề thi IELTS.

  • Breaking News English (https://breakingnewsenglish.com/)

Luyện nghe với Breaking News English là kế hoạch rất lý tưởng vì đây là chương trình phát sóng tin tức có sự kết hợp giữa các báo cáo và cuộc trò chuyện. Trang web sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng nghe ở tất cả các phần của bài thi IELTS, đặc biệt là đối với những bạn muốn luyện nói theo giọng Anh-Anh.

Trang Web này sở hữu nội dung phong phú, đa dạng với các bài nghe có độ dài khoảng 10 phút và nội dung bám sát theo từng section của bài thi IELTS Listening. Đây là lựa chọn khá phù hợp đối với những bạn đã có trình độ cơ bản về phần nghe.

Các hoạt động tại Randall’s ESL Cyber Listening Lab tập trung vào các kỹ năng hiểu tiếng Anh hàng ngày ở ba cấp độ dựa trên nội dung, giọng nói, từ vựng và tốc độ tự nhiên. Bao gồm cả giọng nói của người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em.

Đây là thư viện Luyện nghe Tiếng Anh Trực tuyến có các video, bản ghi âm với các câu đố nghe và bảng điểm. Kho lưu trữ bài học trên Elllo sẽ mang đến cho bạn nhiều bài học bằng âm thanh. Ngoài ra, các bạn ở độ tuổi nhỏ hơn có thể tìm thấy các nội dung học nghe theo hình thức trò chơi, nơi các em có thể chọn một bức tranh và nghe đoạn âm thanh mô tả về bức tranh đã chọn.

2.2 Đối với IELTS Speaking
2.2.1 Mẹo ôn luyện IELTS Speaking trước ngày thi
  • Chuẩn bị từ vựng cho mỗi chủ đề

Với mỗi chủ đề, các bạn không những cần phải chuẩn bị các từ vựng của chủ đề đó mà còn liệt kê các cụm từ liên quan. Đó là cách để bạn có thể tạo ấn tượng với giám khảo IELTS. Nếu các bạn chỉ học từ riêng lẻ thì khi nói sẽ mất rất nhiều thời gian suy nghĩ xem từ nào ghép với từ nào là hợp lý, điều này khiến bạn cảm thấy không tự tin khi không thể nói lưu loát, liền mạch.

Hơn nữa, việc học theo cụm sẽ giúp bạn làm quen với các chuỗi từ đi với nhau, phản xạ trong tiếng Anh sẽ nhanh nhạy và tự nhiên hơn.

  • Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh

Khi học IELTS Speaking, hầu hết các bạn đều nghe và hiểu đến 99% khi người bản xứ nói nhưng không thể diễn giải một câu đơn giản vì không tìm thấy từ thích hợp. Đây chính lý do mà các bạn cần phải rèn luyện thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh trong giai đoạn ôn thi.

Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt thì sau đó bạn sẽ cần thêm thời gian để tìm từ có nghĩa tương đương trong tiếng Anh. Do vậy, nếu bạn tập suy nghĩ bằng tiếng Anh ngay từ đầu sẽ tiết kiệm thời gian và nâng cao khả năng phản xạ. Tuy thời gian đầu rèn luyện thói quen này sẽ khá khó khăn nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không làm được. Hãy thử các thói quen rèn luyện nhỏ dưới đây:

1 – Bắt đầu nghĩ những cụm từ quen thuộc và đơn giản trước, hạn chế dịch nhiều nhất có thể. Bạn cũng có thể sử dụng từ điển Anh-Anh để tăng khả năng suy nghĩ bằng tiếng Anh.

2 – Luyện tập hàng ngày với những cụm ngắn, song bổ sung thêm những cụm từ dài hơn. Mỗi ngày kế tiếp bạn sẽ luyện tập với những câu dài hơn để miêu tả những sự vật, sự việc v.v… Cách này sẽ giúp bạn không bị ấp úng khi nói trong một cuộc hội thoại.

  • Thu âm giọng nói, không viết đầy đủ câu trả lời

Hãy chuẩn bị bộ câu hỏi và tiến hành thu âm câu trả lời mà không chuẩn bị trước script. Đây là một cách rèn phản xạ nhanh giúp bản cải thiện kỹ năng IELTS Speaking tại nhà rất hiệu quả.

Hãy bỏ qua bước chuẩn bị câu trả lời vì khi đó bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ và chăm chút cho từ vựng, ngữ pháp trong câu trả lời. Nếu ban đầu bạn chưa có nhiều ý tưởng để nói thì hãy dành 5-10 phút chuẩn bị, viết ra những ý bạn sẽ nói. Nên nhớ khi thi thật bạn chỉ có 1 phút chuẩn bị nên việc luyện tốc độ, phản xạ cho mỗi câu trả lời là rất cần thiết.

Khi bạn đọc câu hỏi và chỉ suy nghĩ ý để trả lời mà không chuẩn bị một bài nói hoàn chỉnh thì câu trả lời sẽ tự nhiên hơn, giống như khi bạn đi thi IELTS Speaking thật vậy. Và việc thu âm là điều cực kỳ quan trọng để bạn cải thiện IELTS Speaking tại nhà. Khi đó, bạn có thể nghe lại đoạn ghi âm và tìm ra điểm yếu của mình, tìm cách cải thiện chúng.

  • Tự nghe và kiểm tra lại đoạn thu âm của mình

Bạn có thể nghe đoạn ghi âm và đánh giá xem đã đáp ứng đủ 4 tiêu chí đánh giá kỹ năng Speaking: Fluency, Lexical resource, Grammar và Pronunciation chưa? Từ đó, bạn sẽ dễ dàng biết được đâu là điểm cần rèn luyện thêm để hoàn thiện phần thi IELTS Speaking.

Đọc thêm các tiêu chí đánh giá kỹ năng Speaking tại đây.

  • Học sâu – Deep Learning

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mọi người sẽ quên khoảng 40% những gì mình học sau 20 phút, 77% sau 6 ngày và gần như quên 90% sau 1 tháng. Do đó, nếu bạn không ôn lại thì kiến thức thường xuyên thì khả năng bạn sẽ quên những gì đã học. Hãy thử áp dụng phương pháp học sâu, hiểu một cách đơn giản là bạn cần lặp đi lặp lại thứ gì đó đến khi nào bạn “master” nó.

Học sâu không chỉ giúp bạn nhớ từ, cụm từ, các cách diễn đạt mà còn giúp bạn chỉnh sửa lại phát âm cũng như cách dùng từ phù hợp trong từng ngữ cảnh.

  • Học thói quen trả lời câu hỏi “Tại sao?”

Nếu đã từng trải qua kỳ thi IELTS trước đó, bạn có thể sẽ nhận ra rằng giám khảo thường sẽ phản hồi những câu trả lời của bạn bằng cách hỏi “Tại sao?”. Đơn giản vì họ muốn bạn nói nhiều hơn để có thể đánh giá một cách chính xác trình độ của bạn.

Do đó, đừng quá sợ hãi nếu như giám khảo hỏi bạn “Tại sao”, tuy nhiên nếu họ hỏi bạn quá nhiều lần “Tại sao?” thì lại là một dấu hiệu không tốt.

2.2.2 Mẹo chinh chiến IELTS Speaking trong ngày thi
  • Đừng ghi nhớ câu trả lời mẫu

Lời khuyên đầu tiên Thinker English dành cho bạn là đừng học thuộc các câu trả lời mẫu, đặc biệt trong phần 1 của bài thi Nói. Khi đó, giám khảo sẽ nhìn ra được bạn đang sử dụng các bài nói mẫu và khả năng cao họ sẽ không đánh giá đúng trình độ Tiếng Anh của bạn, từ đó ảnh hưởng điểm số cuối cùng.

  • Đừng chú trọng việc sử dụng từ vựng lạ và cao siêu

Bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng với giám khảo bằng cách sử dụng các từ vựng cao siêu. Tuy nhiên để an toàn, bạn nên tránh việc sử dụng các từ vựng bạn không quen sử dụng trước đó vì có khả năng bạn sẽ phát âm sai hoặc dùng sai ngữ cảnh. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các nhóm từ vựng mà bạn biết rõ và có liên quan đến chủ đề đang được nói đến.

  • Hãy sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp

Cố gắng sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp thông qua các câu đơn và câu phức để biểu đạt điều bạn muốn trình bày. Hãy ghi nhớ các lỗi mình hay mắc phải (cấu trúc câu, các thì v.v…) trong thời gian ôn luyện để tránh lặp lại.

  • Đừng quá lo lắng về chất giọng tiếng Anh của bạn

Nếu bạn có chất giọng nói tiếng Anh hay thì thật tuyệt vời, nếu chưa hay thì cũng không phải là vấn đề nhé. Những gì bạn cần cố gắng để “ghi điểm” với giám khảo là phát âm đúng trọng tâm, ngữ điệu của từ hoặc câu đó.

  • Hãy có khoảng dừng ngắn để suy nghĩ

Để xử lý thông tin cần nói ra tốt hơn, bạn có thể dừng lại một chút để suy nghĩ và chắt lọc ý tiếp theo cần nói. Đây là cách để bạn có thêm suy nghĩ và giúp giám khảo cảm thấy sự bình tĩnh của bạn. Đây là một số mẫu câu bạn có thể sử dụng trong khoảng dừng đó:

That’s an interesting question

I have never thought about that, but…

Let me see

That’s a good point

That’s a difficult question, but I’ll try and answer it

Well, some people say that is the case, however I think…

Let me think about that for a minute

  • Tránh sử dụng các từ đệm

Hãy nói một cách tự tin và tránh việc sử dụng các từ đệm như: like, you know, Umm…, Ahh…, Ehh…, Well, Yeah… Điều này khiến giám khảo cảm thấy rằng bạn đang không có đủ ngôn ngữ hoặc ý tưởng để nói.

  • Mở rộng câu trả lời của bạn

Cố gắng trả lời các câu hỏi của giám khảo một cách đầy đủ bằng cách mở rộng nội dung câu trả lời và đừng chờ giám khảo gợi ý cho bạn bằng một câu hỏi khác. Khi câu trả lời của bạn quá ngắn, giám khảo có thể sẽ nghĩ rằng bạn không thể đưa ra nhiều chi tiết cho chủ đề của bài Nói.

Nếu giám khảo hỏi “Tại sao?” thì có nghĩa là họ đang gợi ý bạn nên đưa ra một lý do cho câu trả lời của mình để mở rộng ý cho câu trả lời đầy đủ hơn. Đừng quá lo lắng khi giám khảo hỏi “Tại sao?” nhé.

  • Mỉm cười có thể cải thiện phát âm của bạn

Việc mỉm cười có thể giúp bạn bình tĩnh hơn và cũng giúp bạn điều chỉnh phát âm tốt hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn phát âm rõ ràng, mở miệng vừa đủ để âm thanh phát ra thật rõ. Hơn nữa, việc phát âm rõ và giọng điệu phù hợp sẽ khiến giám khảo thấy rằng bạn có khả năng sử dụng đa dạng các ngữ điệu trong giao tiếp.

  • Đa dạng hóa âm sắc của bạn

Hãy cố gắng nhấn mạnh ở những từ nhất định và có điểm nghỉ trong bài Nói để cuộc hội thoại của bạn và giám khảo trở nên tự nhiên hơn. Việc bạn nhấn mạnh các từ nhất định sẽ giúp giám khảo dễ dàng nắm bắt được đâu là ý chính, ý phụ mà bạn muốn nói. Vì vậy, hãy nhớ rằng:

– Không giao tiếp với tông giọng đều và đơn điệu

– Thay đổi trọng âm và ngữ điệu phù hợp

– Sử dụng tay (hay còn gọi là body language: ngôn ngữ hình thể) để biểu đạt, bổ trợ cho nhịp diễn biến của bài Nói

  • Nhìn vào giám khảo khi nói

Eye-contact rất quan trọng khi bạn làm bài thi Nói, giám khảo sẽ cảm thấy rằng bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tự tin với những gì bạn đang nói.

Để eye-contact vừa đủ và không phải nhìn thẳng vào mắt giám khảo quá lâu, bạn có thể nhìn vào trán hay vào cằm, cổ của giám khảo. Như vậy thì giám khảo vẫn nghĩ rằng bạn đang nhìn đến mình. Đối với bạn nào bị cận nhẹ thì có thể bỏ kính ra là sẽ không bị ảnh hưởng bởi biểu cảm trên mặt của giám khảo.

  • Hãy yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi nếu bạn nghe không rõ

Trong trường hợp bạn không nghe rõ câu hỏi của giám khảo, hãy mạnh dạn yêu cầu họ nhắc lại, không nên tự đoán nghĩa câu hỏi và trả lời không đúng trọng tâm.

Bạn chỉ có một cơ hội để trả lời nên đừng đoán nghĩa câu hỏi chỉ vì lý do sợ hãi nhé.

  • Hãy chú ý đến thì (tense) mà câu hỏi dùng

Trả lời đúng thì là một điều rất quan trọng vì đây là tiêu chí Ngữ pháp (trong đó có động từ) để giám khảo đánh giá bài nói của bạn. Nếu bạn không xác định đúng thì trong câu hỏi thì sẽ không chia đúng động từ trong câu nói, từ đó dẫn đến sai ngữ pháp mà mất điểm một cách không đáng.

  • Hãy tin vào ý kiến của mình

Một số bạn lo sợ rằng ý kiến, quan điểm của mình khác với quan điểm của giám khảo nên rất ngại nói ra. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng đã là quan điểm thì không có đúng hay sai. Vì vậy, đừng ngại khi nêu lên quan điểm của mình.

Mặc khác, đây là bài thi kiểm tra kỹ năng nói nên giám khảo chấm điểm dựa trên kỹ năng nói của bạn chứ không phải quan điểm của bạn.

Ngoài ra bạn có thể khám phá các nội dung khác về IELTS như:


Trên đây là các mẹo ôn thi IELTS Listening và IELTS Speaking hiệu quả Thinker English gợi ý cho bạn. Hãy lưu lại và áp dụng trong quá trình ôn luyện, thậm chí trong kỳ thi thật để đạt được kết quả tốt nhất nhé.

Hy vọng những thông tin Thinker cung cấp sẽ hữu ích cho bạn.

0 comment

Cùng đóng góp ý kiến của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *