[IELTS Reading] Tìm hiểu dạng bài Matching Features – Nối đặc điểm

Phần đọc (Reading) của kỳ thi IELTS không chỉ yêu cầu bạn có khả năng đọc hiểu tốt, mà còn đòi hỏi bạn phải linh hoạt phương pháp làm bài khi gặp các dạng đề khác nhau.

Trong bài viết này, Thinker English sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dạng bài Matching Features của phần đọc (Reading) cũng như các mẹo hữu ích để bạn đạt được kết quả tốt khi làm dạng bài này.

1. Tìm hiểu dạng bài Matching Features

Dạng bài Matching Features yêu cầu bạn phải tìm thông tin cụ thể về đặc điểm của các đối tượng (có thể là người, địa điểm hay các mốc thời gian v.v…) để nối với các statement (sự thật, quan điểm hoặc một thông tin) được cung cấp trong bài.

Lưu ý, phần lớn các statement đều được paraphrase (viết lại) từ câu gốc trong bài.

2. Format dạng bài Matching features

Đề thi sẽ cung cấp cho bạn một đoạn văn để tra cứu thông tin. Tiếp đến là phần câu hỏi bao gồm:

  • Một câu hoặc một đoạn văn (1)
  • Đặc điểm để bạn nối với mục (1) dựa theo thông tin suy luận từ đề thi

Dạng bài này nhằm đánh giá khả năng nhận diện mối liên hệ giữa các kết nối trong bài cũng như khả năng tìm kiếm các chi tiết có trong bài.

3. Các bước và mẹo khi làm dạng bài Matching Features

Để chinh phục dạng bài Matching Features, bạn có thể áp dụng các bước làm sau sau đây:

Bước 1: Đọc, xác định từ khóa và từ đồng nghĩa

Đầu tiên, hãy đọc thật kỹ các câu hỏi trước khi bạn bắt đầu làm bài, từ đó bạn sẽ có cái nhìn bao quát về chủ đề và nội dung của toàn bài đọc. Ngoài ra, bạn còn có thể xác định được các từ khóa (keywords) và nghĩ đến các từ đồng nghĩa (synonym) của những từ khóa đó. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng khoanh vùng thông tin cần tìm trong văn bản gốc.

Bước 2: Tìm thông tin trong bài đọc dựa theo từ khóa

Thông tin câu hỏi sẽ được chia làm 2 danh sách:

  • Danh sách các đối tượng được liệt kê
  • Danh sách những thông tin phù hợp với đối tượng

Từ những từ khóa đã xác định ở bước 1, bạn hãy tìm kiếm nó trong bản gốc, đồng thời lưu ý các từ đồng nghĩa để lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Bước 3: Đọc thông tin được khoanh vùng để đảm bảo chúng có liên quan đến câu trả lời

Sau khi xác định từ khóa và khoanh vùng thông tin từ văn bản, hãy đọc lại một lần nữa để kiểm tra xem đoạn văn đó có đúng với thông tin mà bạn đang cần tìm hay không? Hãy ưu tiên đọc các đoạn văn có chứa từ khóa trước.

Thông thường, những từ khóa về thông tin hay nhận định của tác giả chỉ xuất hiện một lần trong bài, trong khi đó các từ khóa về tên riêng và đối tượng sẽ xuất hiện nhiều lần hơn.

Bước 4: Đọc kỹ phần chứa thông tin và chọn đáp án

Ở bước cuối này, bạn cần đọc hiểu thông tin trong bài đọc và đối chiếu với thông tin trong statement để chọn đáp án đúng. Lưu ý, bạn nên đọc hiểu kết hợp với các từ đồng nghĩa vì thường các statement sẽ được paraphrase (viết lại) khác với văn bản gốc.

Ví dụ: câu “Used animals and not steam to power a form of railway” (tạm dịch: Sử dụng động vật chứ không phải hơi nước để cung cấp năng lượng cho đường sắt).

Trong câu “The Corinthians did not consider using steam for supply energy for this rail prototype that they use instead horses and cows“: từ animals không được tìm thấy trong đoạn văn mà thay vào đó là horses and cows.

*Ngoài ra, bạn có thể lưu lại một số mẹo làm bài sau:

  • Luyện kỹ năng đọc lướt đoạn văn (Skimming và Scanning) để tìm kiếm từ khóa, từ đồng nghĩa và nắm sơ lược ý của toàn bài
  • Đọc kỹ câu hỏi và gạch chân, khoanh tròn các từ khóa
  • Thứ tự câu trả lời sẽ không giống với trật tự thông tin xuất hiện trong bài đọc, do đó bạn hãy làm theo mạch nội dung để dễ dàng theo dõi và không bị sót thông tin

Hy vọng những thông tin Thinker cung cấp sẽ hữu ích cho bạn khi làm bài IELTS Reading – Dạng bài Matching Features. Hãy khám phá các dạng bài IELTS Reading để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào từ Thinker nhé.

0 comment

Cùng đóng góp ý kiến của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *