[IELTS Reading] Tìm hiểu dạng bài Gap Filling

Phần đọc (Reading) của kỳ thi IELTS không chỉ yêu cầu bạn có khả năng đọc hiểu tốt, mà còn đòi hỏi bạn phải linh hoạt phương pháp làm bài khi gặp các dạng đề khác nhau.

Trong bài viết này, Thinker English sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dạng bài Gap Filling của phần đọc (Reading) cũng như các mẹo hữu ích để bạn đạt được kết quả tốt khi làm dạng bài này.

1. Tìm hiểu dạng bài Gap Filling

Gap Filling (hay còn gọi là Gap Fill) là một dạng bài thường gặp trong bài thi IELTS Reading. Nó yêu cầu bạn đọc bài và tìm thông tin trong bài để điền vào bảng, ghi chú, biểu đồ v.v… mà đề đưa ra.

2. Format dạng bài Gap Filling

2.1 Xét theo cách điền từ

Gap Filling sẽ chia làm 2 dạng

Dạng 1: Điền vào chỗ trống bằng những từ/cụm từ nằm trong danh sách có sẵn

Dạng 2: Điền vào chỗ trống những từ/cụm từ chính xác được lấy trong bài đọc, không có danh sách các từ cho sẵn

2.2 Xét theo các dạng câu hỏi

Khi xét theo các dạng câu hỏi, Gap Filling có những dạng bài như: Summary Completion, Sentence Completion, Flow-Chart/Diagram Completion, Note Completion, Note Completion hay Table Completion.

Dạng hoàn thành đoạn tóm tắt (Summary Completion)

          Dạng hoàn thành bảng (Table Completion)

3. Các bước và mẹo khi làm dạng bài Gap Filling

3.1 Các bước làm dạng bài Gap Filling

Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài để nắm rõ giới hạn từ cần điền

Đọc kỹ đề bài là tiền đề quan trọng để bạn nắm rõ được giới hạn từ được phép điền ở mỗi câu. Từ đó, bạn sẽ đọc bài và tìm đáp án phù hợp, không bị mất điểm một cách không đáng.

Dưới đây là một số quy định thường gặp ở dạng bài Gap Filling

  • ONE WORD ONLY: Chỉ được điền 1 từ duy nhất
  • NO MORE THAN ONE WORD AND/OR A NUMBER: Được điền 1 từ và 1 con số hoặc điền 1 từ (hoặc 1 con số)
  • NO MORE THAN THREE WORDS: Có thể điền 1 từ, 2 từ hoặc 3 từ (nói cách khác không điền qua 3 từ)

Bước 2: Đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa (keywords) và tìm từ đồng nghĩa

Sau khi đọc kỹ đề bài, bạn hãy tiếp tục đọc câu hỏi và gạch chân những từ khóa, từ đó tìm kiếm các từ đồng nghĩa và các câu viết lại có ý nghĩa tương đương với nghĩa của từ khóa.

Khi đọc đề bài, hãy chú ý những từ xung quanh chỗ trống, khi đó bạn có thể dự đoán được dạng từ cần điền vào chỗ trống.

Bước 3: Đọc bài và tìm đáp án

Sau khi đoán được các từ cần điền, hãy đọc kỹ đoạn văn và áp dụng cách dò bài theo hướng sơ đồ hoặc bảng để xác định được câu trả lời. Cụ thể là phương pháp Skimming & Scanning:

  • Skimming để xác định vị trí của câu trả lời
  • Scanning để tìm ra đáp án

Với dạng đề cung cấp sẵn các từ để điền vào chỗ trống, bạn hãy chú ý đến từ đồng nghĩa của các từ trong danh sách.

Bước 4: Kiểm tra đáp án

Sau khi điền đáp án, bạn nên kiểm tra lại ngữ pháp và dạng từ đã đúng chính tả và yêu cầu của đề bài chưa nhé.

3.2 Mẹo làm dạng bài Gap Filling

Gap Filling là dạng bài không quá khó và rất dễ lấy điểm nếu bạn biết các mẹo làm bài sau:

  • Đọc kỹ yêu cầu đề bài và nắm rõ giới hạn từ quy định, lưu ý rằng table hay one-table đều được coi là một từ, còn 5 hoặc 555 cũng được coi là một số
  • Đối với dạng Gap Filling, bạn không cần đọc toàn bộ văn bản. Thay vào đó, bạn hãy chú ý đến từng câu chủ đề của đoạn văn (heading) để nhanh chóng tìm được đoạn văn nào có mối liên quan với câu hỏi này
  • Những từ được cho trong khung không nhất thiết phải giống các từ trong bài đọc
  • Thứ tự các câu hỏi sẽ được sắp xếp theo trật tự của bài đọc. Do đó, hãy đọc bài lần lượt từ trên xuống dưới để dễ dàng theo dõi mạch thông tin của bài. Nếu trả lời các câu hỏi không theo trình tự của bài sẽ khiến bạn mất thời gian tìm kiếm thông tin và gây xao lãng trong lúc làm bài
  • Những từ được cho trong khung có thể nhiều hơn số từ cần điền

Hy vọng những thông tin Thinker cung cấp sẽ hữu ích cho bạn khi làm bài IELTS Reading – Dạng bài Gap Filling. Hãy khám phá các dạng bài IELTS Reading để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào từ Thinker nhé.

0 comment

Cùng đóng góp ý kiến của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *