Trong những năm 1990, Hội đồng châu Âu đã nỗ lực xây dựng CEFR nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các giáo viên ngôn ngữ tại tất cả các quốc gia châu Âu. Qua đó, Hội đồng châu Âu mong muốn hướng dẫn rõ ràng hơn cho các nhà tuyển dụng và tổ chức giáo dục có nhu cầu đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ của ứng viên. Khung tham chiếu CEFR được thiết kế để sử dụng trong cả giảng dạy và đánh giá, được chấp nhận rộng rãi ở khắp châu Âu và ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. CEFR là một tiêu chuẩn quốc tế mô tả khả năng ngôn ngữ trên các kỹ năng đọc, viết, nghe và nói. Gồm 6 trình độ:
CEFR không gắn với bất kỳ bài kiểm tra ngôn ngữ cụ thể nào. Nó có thể được sử dụng để mô tả các kỹ năng tiếng Anh, tiếng Đức hay tiếng Estonia, …
Có một vài khung tham chiếu với mục đích tương tự như Quy Tắc Thành Thạo của Hội đồng Giảng dạy Ngoại ngữ Hoa Kỳ (ACTFL), Tiêu Chuẩn Ngôn Ngữ Canada (CLB), và thang đánh giá của Hội Bàn Tròn Các Tổ Chức Ngôn Ngữ (ILR).
Tham khảo khung tham chiếu CEFR tương đương với cấp độ trong IELTS, TOEIC, SAT (*):
Khung tham chiếu CEFR tương đương với cấp độ trong IELTS, CAE (*) | |||
---|---|---|---|
Theo tiêu chuẩn CEFR | Theo tiêu chuẩn CAE | Theo tiêu chuẩn IELTS | Thời lượng học trung bình (giờ) |
C2 | C2 Proficiency hay Cambridge English: Proficiency (CPE) |
8.5 – 9.0 | 1.000 – 1.200 |
C1 | C1 Advanced hay Cambridge English: Advanced (CAE) |
7.0 – 8.0 | 700 – 800 |
B2 | B2 First hay Cambridge English: First (FCE) |
5.5 – 6.5 | 500 – 600 |
B1 | B1 Preliminary hay Cambridge English: Preliminary (PET) |
4.0 – 5.0 | 350 – 400 |
A2 | A2 Key hay Cambridge English: Key (KET) |
3.0 – 3.5 | 180 – 200 |
A1 | A1 Starters/Movers hay Cambridge English: Starters/Movers (YLE) |
1.0 – 2.5 | 90 – 100 |
Nguồn tham khảo: CAE, Cambridge và tổng hợp nhiều nguồn khác (*) Thông tin mang tính chất tham khảo |
Thinker sẽ tiến hành làm các bài kiểm tra và đánh giá khả năng ngôn ngữ tiếng Anh của học viên dựa trên tiêu chuẩn này.
Có thể giới thiệu bản thân về thông tin cá nhân như nơi ở, sở thích, nghề nghiệp, và thảo luận một số chủ đề gần gũi trong cuộc sống.
Có thể tương tác một cách đơn giản với điều kiện đối phương nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác.
Xem thêm
Có thể hiểu các cách diễn đạt thường dùng liên quan đến các lĩnh vực trực tiếp như ngành nghề đang làm việc.
Có thể mở rộng chủ đề và nội dung cơ bản khi giao tiếp, nói chuyện có ngữ điệu và ngữ pháp hoàn chỉnh hơn A1.
Xem thêm
Có thể hiểu văn bản trình bày bằng ngôn ngữ tiêu chuẩn, các điểm chính và thảo luận những chủ đề thường gặp trong công việc và trong cuộc sống như văn hóa, du lịch, con người…
Có thể mô tả kinh nghiệm, kiên thức về các lĩnh vực chuyên ngành.
Có thể đưa ra lý do và giải thích ngắn gọn cho ý kiến của mình.
Xem thêm
Có thể hiểu các ý chính của văn bản phức tạp, các chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm các cuộc thảo luận kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn.
Có thể có thể tạo ra văn bản rõ ràng.
Có thể tương tác một cách trôi chảy và tự nhiên.
Xem thêm
Có thể hiểu nhiều loại văn bản dài hơn, đòi hỏi khắt khe và nhận ra ý nghĩa tiềm ẩn.
Có thể diễn đạt trôi chảy và tự nhiên mà không cần tìm kiếm nhiều cách diễn đạt rõ ràng.
Có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho các mục đích xã hội, học thuật và nghề nghiệp như tạo ra văn bản rõ ràng, có cấu trúc tốt, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện khả năng tổ chức văn bản tốt.
Xem thêm
Có thể hiểu sâu sắc tất cả các loại văn bản như người bản ngữ trình độ cao.
Có thể tóm tắt thông tin từ các nguồn nói và viết khác nhau, xây dựng lại các lập luận và tường thuật trong một bài trình bày mạch lạc.
Có thể diễn đạt một cách tự nhiên, rất trôi chảy và chính xác, tự tin trả lời các câu hỏi hóc bứa, phân biệt được các sắc thái ý nghĩa tinh tế ngay cả trong những tình huống phức tạp hơn.
Xem thêm